Bấm vào hình để xem kích thước thật

Điều trị dị tật bẩm sinh vành tai phải (không có vành tai, chỉ có dái tai)?

Ngày đăng:  07/12/2011

 
Lượt xem: 29555

Câu hỏi:

Con trai tôi sinh ngày 01/01/2006, cháu 33 kg, bị dị tật bẩm sinh vành tai phải (không có vành tai, chỉ có dái tai), hiện sức khoẻ cháu rất tốt. Cho tôi được hỏi khi nào con tôi được phẫu thuật tạo hình tai ? Phẫu thuật như vậy có nguy hiểm không ? Xin cảm ơn !

Trả lời:

Chị Châu thân mến,

Về câu hỏi cảu chị, chúng tôi xin được trích dẫn bài viết của Bác sĩ chuyên khoa 2 Đặng Hoàng Sơn, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Nhi Đồng 1 về vấn đề này như sau:
   Dị tật tai nhỏ là gì?
   Dị tật tai nhỏ là một dị tật bẩm sinh do di truyền hay do mắc phải trong lúc mang thai, nguyên nhân do mẹ bị nhiễm siêu vi hay do một số thuốc mẹ dùng trong ba tháng đầu của thai kỳ.
   Dị tật tai có thể chỉ biểu hiện ở vành tai, ống tai hay phối hợp với không có tai giữa và tai trong. Cũng có thể đơn thuần ở tai hay kèm theo các dị tật ở các cơ quan khác.
   Có mấy loại dị tật tai nhỏ?
   Dị tật vành tai được chia làm 4 loại tùy theo mức độ teo một phần hay toàn phần:
      - Loại 1: Vành tai nhỏ hơn bình thường
      - Loại 2: Vành tai nhỏ kèm theo thiếu một phần của vành tai hoặc một cấu trúc của vành tai.
      - Loại 3: Vành tai chỉ là một nhúm thịt.
      - Loại 4: Trẻ không có vành tai, xương chũm không phát triển.
   Làm thế nào để biết được trẻ không có tai giữa hay tai trong kèm theo dị tật tai nhỏ?
   Để xác định trẻ có ống tai, tai giữa hay tai trong phải chụp CT scan xương thái dương mới xác định được. Đo thính lực cũng giúp tiên đoán một phần nào khiếm khuyết này.
   Trẻ ở tuổi nào có thể phẫu thuật chỉnh hình vành tai?
   Chỉnh hình vành tai là phương pháp tiến hành phẫu thuật hai giai đoạn gồm lấy sụn sườn của bệnh nhi, cấy vào vạt da ở phần tai khuyết, sau đó nâng và tạo hình vành tai. Thường thì ở trẻ từ 6 tuổi trở lên thể trạng tốt đã có thể thực hiện phẫu thuật. Lúc này vành tai trẻ phát triển gần bằng tai của người lớn nên sau khi tạo hình vành tai sẽ phát triển tương đương như tai bên kia. Ngoài ra, để tránh những tình huống bị bạn bè chế nhạo khi đi học, trẻ cũng cần được tạo hình vành tai ở thời điểm này.
   Trường hợp không có ống tai thì phải làm sao?
   Thường phải tạo hình vành tai trước sau đó mới tạo hình ống tai. Tuy nhiên nếu trẻ có tai giữa và tai trong có thể tạo hình ống tai khi trẻ còn nhỏ để giúp trẻ nghe, nói được. Sau đó tạo hình vành tai khi trẻ 6 tuổi để giúp trẻ không mặc cảm khi đi học.
   Cuộc mổ được tiến hành như thế nào và mất thời gian trong bao lâu cho một ca mổ?
   Đây là phẫu thuật ghép sụn tự thân. Một ca phẫu thuật tạo hình tai tiến hành trong khoảng 6 giờ đồng hồ. Kỹ thuật rất phức tạp và công phu, đòi hỏi Bác sĩ phải có kinh nghiệm và tay nghề cao. Nếu tiến hành bởi hai kíp phẫu thuật viên lành nghề cũng phải khoảng 4 giờ. Giai đoạn đầu khó nhất là khâu lấy sụn sườn, tạo khung vành tai và cấy ghép. Nếu làm hỏng thì lần hai sẽ cực kỳ khó khăn và không có cơ hội cho lần thứ ba. Khi mảnh ghép và khung sụn được nuôi sống, thường sau ba tháng, sẽ tiến hành giai đoạn hai: lấy da, tạo hình vành tai và nâng vành tai lên vị trị bình thường.
Do đó, nếu được chị cho bé đến khám tại phòng khám tai mũi họng của bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn thích hợp.

Thân ái

Hình ảnh trước phẫu thuật

Sau phẫu thuật

Trả lời bởi: Bs Trương Anh Mậu, khoa ngoại

[Trở về]

Các tin khác