Bấm vào hình để xem kích thước thật

Đã liên tục uống thuốc điều trị bệnh hô hấp nhưng bé vẫn không khỏi?

Ngày đăng:  28/06/2012

 
Lượt xem: 14207

Câu hỏi:

Các bác sĩ cho em hỏi, con em được 22 tháng tuổi nặng 11kg cháu thường xuyên bị nghẹt mũi, đi bác sĩ (cần thơ) khám và cho thuốc uống liên tục khoản 2 tháng mà không hết, lên bệnh viện nhi đồng 1 khám khoa tai mũi họng thì bác sỹ cho biết bị viêm VA cho toa uống 1 tuần thì giảm hẳng và lên tái khám cũng ngây bác sĩ đó và bác sĩ bảo bớt nhiều rồi và cho uống thêm 1 tuần nửa sẽ hết và khổi tái khám lại. nhưng khi uống được 2 ngày thì cháu bị lại. xin bác sĩ cho em lời khuyên? em bây giờ định không cho uống thuốc nửa có được không vì cháu đã uống thuốc liên tục gần 2,5 tháng rồi.thấy cháu uống hoài em soát ruột quá! hiện tại bây giờ cháu phải hỉ mũi một ngày khoản 2 đến 3 lần gì đó . Tan Phong

Trả lời:

Hoàn toàn có thể hiểu được bạn đã sốt ruột như thế nào khi nhìn con mình phải uống thuốc liên tục 2,5 tháng mà bệnh vẫn chưa dứt điểm được ! Thật vậy, bệnh vặt ở trẻ nhỏ thường tái diễn thường xuyên đến nỗi đã xuất hiện câu "Lai rai như tai mũi họng" ! Nhiều khi đợt bệnh cũ vừa khỏi được 2-3 ngày hoặc thậm chí mới giảm, chưa khỏi mà đợt bệnh mới lại ập đến rồi. Điều này được giải thích do sức đề kháng, miễn dịch của trẻ còn yếu nên trẻ dễ bị mắc bệnh thường xuyên. Và khi mắc bệnh thì lại phải uống thuốc ! Do đó, tốt nhất là "Phòng bệnh hơn chữa bệnh". Vậy dự phòng bệnh ở trẻ nhỏ như thế nào đây ?
 
Ta dễ nhận thấy, tất cả các loại bệnh đường hô hấp đều xuất phát từ yếu tố môi trường. Thời tiết lạnh quá hoặc nóng quá trẻ dễ mắc bệnh. Một số cha mẹ sợ con lạnh nên ủ rất kỹ, không dám mở quạt. Hậu quả, trẻ bị đổ mồ hôi dầm dề, mồ hôi bốc hơi làm trẻ bị lạnh ! Các yếu tố ô nhiễm khác như bụi nhà, khói bụi xe cộ, lông thú vật (chó, mèo), thuốc xịt phòng-xịt dán kiến và đặc biệt là khói thuốc lá có tác động rất xấu lên sức khỏe của trẻ. Một số trường hợp, người lớn không hút thuốc ngay trước mặt trẻ nhưng khói thuốc lá bám trên quần áo, đầu tóc chân tay và mùi thuốc lá có trong hơi thở khi tiếp xúc với trẻ cũng khiến trẻ bị ảnh hưởng. Những người đang mắc cảm cúm, siêu vi, bệnh lý hô hấp không nên tiếp xúc với trẻ vì đây là những bệnh rất dễ lây. Do đó, những trẻ đi nhà trẻ mẫu giáo thường mắc bệnh thường xuyên do tiếp xúc với các trẻ bệnh khác trong cùng một lớp. Ngoài ra, để tăng sức đề kháng cho trẻ chống lại bệnh tật, bạn cần bảo đảm chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ, cho trẻ ăn cân bằng và hợp lý đủ 4 nhóm thực phẩm. 
 
Chúc bạn nuôi con tốt

Trả lời bởi: Ths.Bs.Bùi Nguyễn Đoan Thư - KHoa Hô hấp

[Trở về]

Các tin khác