Bấm vào hình để xem kích thước thật

Phỏng vấn BS. Nguyễn Đình Qui – Khoa Nhiễm BV Nhi đồng 2 về thông tin Zika

Ngày đăng:  19/05/2016

 
Lượt xem: 17097

Trong chuyên mục Giáo dục sức khỏe  trên trang website www.benhviennhi.org.vn, Bệnh viện Nhi đồng 2 có cuộc trao đổi phỏng vấn với BS. Nguyễn Đình Qui  về thông tin Zika, mời bạn đọc theo dõi:

Hỏi: Hôm nay chúng ta sẽ nói về loại virus đang gây nhiều hoang mang cho các bậc phụ huynh có con nhỏ cũng như các thai phụ, thế BS giới thiệu đôi nét về virus này?

 


Trà lời :

- Zika không phải là virus mới, nó được phát hiện từ năm 1947, ở loài khỉ trong khu rừng Zika ở Uganda.

- Zika là virus thuộc họ Flavi-ridae, nhóm Flavi-virus chung nhóm virus gây bệnh Sốt xuất huyết, virus gây bệnh sốt vàng và nhóm các virus gây viêm não (như Viêm não Nhật Bản).

- Truyền bệnh qua trung gian muỗi Aedes (chủ yếu là Aedes aegypti). Ngoài ra, việc lây truyền virus Zika qua truyền máu, từ mẹ sang con và qua quan hệ tình dục cũng được ghi nhận.

- Tính đến nay, theo PAHO (Pan American Health Organization), sự lan truyền virus đã xảy ra ở trên 50 nước, chủ yếu vùng lãnh thổ thuộc Châu Mỹ. Trong đó ghi nhận tại Brazil có sự gia tăng đáng kể từ 3.530 lên 3.893 ca trong 10 ngày từ 16 đến  26/01/2016.

 

Hỏi : Làm sao để biết 1 người đang bị nhiễm virus Zika, có những triệu chứng gì?

 

Trả lời : - Khi nhiễm virus Zika, 5 người thì chỉ có 1 người có biểu hiện triệu chứng ra ngoài. Điều đó có nghĩa đôi khi chúng ta bị nhiễm virus zika mà cũng không biết và không ảnh hưởng gì đến sinh hoạt đời sống.

- Các triệu chứng thường gặp bao gồm: sốt, mệt mỏi, đau khớp, phát ban và viêm kết mạc. Ngoài ra có thể gặp đau cơ, đau đầu. Các triệu chứng thường nhẹ và kéo dài trong 1 tuần và hiếm khi phải nhập viện.

- Thời gian ủ bệnh hiện chưa được biết rõ nhưng có thể trong vòng vài ngày cho đến 1 tuầ

 

Hỏi : Nhiều thông tin cho rằng Zika là nguyên nhân gây ra tật đầu nhỏ ở các bà mẹ mang thai bị nhiễm virus Zika?

 

Trả lời :

- Thật ra không chỉ có tật đầu nhỏ mà các  thông tin còn nhắc đến hội chứng Guillain Barre.

- Các nhà khoa học nghĩ rằng có liên quan gì đó giữa virus Zika và bệnh não nhỏ ở trẻ sơ sinh và hội chứng Guillain Barré (Viêm đa rễ dây thần kinh mất myelin mắc phải cấp) được ghi nhận ở 1 số khu vực có dịch Zika nhưng chưa có bằng chứng khẳng định Zika là nguyên nhân chính.

- Tại sao họ nghĩ vậy vì thấy ở Brazil, khi dịch bệnh bùng phát, người ra ghi nhận số lượng trẻ bị tật đầu nhỏ sinh ra tăng gấp 24 lần. Tuy nhiên, khi điều tra 1113 TH tật đầu nhỏ:

  • 709 không liên quan
  • 17 XN Zika (+)
  • 387 có nhiễm trùng bẩm sinh

Nhắc lại:

- HC GBS: phản ứng rối loạn miễn dịch trong cơ thể gây viêm các rễ thần kinh tủy sống, tổn thương mất myelin của các dây thần kinh ngoại biên, gây liệt diễn tiến nhanh tứ chi kèm rối loạn cảm giác kiểu dị cả đầu chi, đau.

- Tật đầu nhỏ: đầu nhỏ so với tuổi thai hoạc sau sinh không phát triển kích thước phù hợp theo tuổi. Trẻ có thể chậm phát triển tâm vận, biểu hiện động kinh, thiểu năng trí tuệ.

Các nguyên nhân gây tật đầu nhỏ đã được khẳng định là đột biến gene, nhiễm trùng bào thai, tiếp xúc chất độc trong quá trình mang thai.

 

- Thông tin báo chí cũng có nhắc đến chất pyriproxyfen trong hóa chất diệt muỗi, tuy nhiên chất này đã sử dụng nhiều thập kỷ, TCYTTG cho sử dụng, cấp phép lưu hành tại VN từ 2010, 2013 mới sử dụng trong xử lý nước thải / xây dựng. GĐ CDC Hoa kỳ tại VN Tony Mount khẳng định chưa tìm thấy mối liên quan của chất pyriproxyfen với chứng đầu nhỏ.

 

Hỏi:  Nếu thai phụ lo lắng bị nhiễm virus Zika thì nên làm gì?

Trả lời:

 

Hỏi: Thực hiện xét nghiệm virus Zika như thế nào và làm ở đâu tại VN?

Trả lời:

- Do các triệu chứng không đặc hiệu nên dễ lầm lẫn với Sốt xuất huyết Dengue, Rubella, sởi cũng như nhiễm các virus khác.

- Việc chẩn đoán dựa vào biểu hiện lâm sàng cũng như yếu tố dịch tễ gợi ý.

- Cận lâm sàng: (Viện Pasteur và Viện VSDT TW)

PCR: máu, dịch ối, nước bọt, nước tiểu, DNT.

Phân lập vi rút

Huyết thanh học: có (+) chéo với Dengue…

 

Hỏi:  Việc điều trị và dự phòng khi nhiễm virus Zika như thế nào?

Trả lời:

Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh do virus Zika. Các điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng bao gồm:

- Nghỉ ngơi

- Bù dịch chống mất nước

- Dùng các thuốc hạ sốt, giảm đau như paracetamol

- Không dùng aspirin và NSAIDs (ibuprofen) giảm nhức mỏi cho đến khi loại trừ được sốt xuất huyết Dengue.

Trường hợp bị nhiễm virus Zika cần tránh bị muỗi đốt trong vòng 1 tuần đầu của bệnh nhằm tránh lây lan cho cộng đồng.

 

Phòng bệnh:

Hiện nay chưa có vắc-xin phòng bệnh nên biện pháp phòng bệnh chủ yếu là các biện pháp không đặc hiệu.

- Hạn chế đến các quốc gia, vùng lãnh thổ đang có dịch Zika bùng phát.

- Kiểm soát du lịch đến Việt Nam:

Mức độ “báo động” đối với các nước Trung và Nam Mỹ, vùng Caribbean.

Mức độ “quan sát” đối với các nước Thái Lan, Cambodia, Indonesia, Malaysia, Philippines và Maldives.  

- Đối với du khách đến các nước đang có dịch, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần chú ý phòng và tránh bị muỗi đốt bằng cách:

+ Mặc quần áo dài tay

+ Dùng các thuốc xua muỗi

+ Mắc màn khi đi ngủ

- Khách du lịch khi có bất kỳ triệu chứng giống sốt xuất huyết Dengue hoặc nghi ngờ do virus Zika khởi phát trong vòng 3 tuần sau khi trở về vùng dịch cần đến các cơ sở y tế.

- Phụ nữ có thai đã từng du lịch đến vùng có virus Zika lưu hành cần khai báo cho bác sĩ trong quá trình khám thai để có các biện pháp đánh giá và theo dõi thích hợp.

 

Xin cám ơn Bác sĩ.

 

Đăng bởi: Ban website

[Trở về]

Các tin khác