Theo dõi sau bó bột
Ngày đăng: 01/07/2010
Lượt xem: 26442
Gãy xương ở trẻ em là một tai nạn phổ biến. Có những loại gãy xương cần mổ, có những loại gãy xương chỉ cần bó bột. Việc theo dõi bột và chăm sóc tại nhà là rất quan trọng.
Đối với người bệnh đã bó bột được xuất viện về, người nhà và người bệnh cần phải biết cách chăm sóc và theo dõi các dấu hiệu sau :
- Kê cao chi bó bột
- Cử động thường xuyên các ngón của chi bó bột
- Theo dõi cảm giác và vận động các đầu ngón tay, ngón chân: tê, đau, sưng, tím
- Bột : chặt, lỏng, gãy
Người nhà cho bé vào khám lại ngay khi có các dấu hiệu sau ( là dấu hiệu của chật bột) :
- Chi băng bột bị đau, sưng, tê, lạnh, tím, mất cảm giác
- Hoặc gãy bột
Nếu các trường hợp chật bột không được xử trí đúng thì sẽ gây ra biến chứng chèn ép bột gây tổ thương thần kinh, mạch máu rất khó hồi phục
Những trường hợp chật bột nếu ở gần bệnh viện hay cơ sở y tế gần nhất thì người nhà nên tái khám ngay để được xử trí. Nếu nhà xa không thể đến được cơ sở y tế nào khác thì người nhà nên xử trí bằng cách xẻ dọc bột để giải phóng vùng chi bị chèn ép. Ngoài ra dó tính chất của bó bột là phải giữ lâu, do đó người nhà nên tái khám đúng hẹn để nhân viên y tế theo dõi xem có cần thay bột hay không, vì cơ thể bé phát triển theo thời gian ( có thể mập lên) hay có bị tì đè loét chổ bó bột hay không.
Đăng bởi: Khoa Bỏng Chỉnh Trực
Các tin khác
Cảnh giác chấn thương thận kín ở trẻ em 12/07/2023
Tắc ruột vì 14/01/2021