Bấm vào hình để xem kích thước thật

Những kỹ năng hỗ trợ cho bé nói

Ngày đăng:  22/07/2010

 
Lượt xem: 21929

Ngôn ngữ là một trong những phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người, ngôn ngữ là chiếc cầu nối giúp cho con người nghe hiểu lời nói của người khác và chuyển tải các ý nghĩ của mình đến mọi người. Thời gian gần đây các phương tiện truyền thông đại chúng nói nhiều đến vấn đề chậm nói ở trẻ em và theo ghi nhận thực tế tại khoa Tâm lý Bệnh viện Nhi đồng 2, số lượng trẻ đến khám vì lý do chậm nói ngày càng tăng.

Có rất nhiều yếu tố dẫn đến chậm nói. Để biết được trẻ có chậm nói hay không, chúng ta phải quan tâm đến các yếu tố “Kỹ năng tiền lời nói”, đây là bước quan trọng giúp trẻ hiểu ngôn ngữ và đồng thời là tiền đề để cho trẻ nói đúng.

 

Nếu bé chưa đạt được các “Kỹ năng của tiền lời nói” thì khả năng nói sẽ rất khó khăn, cho dù trẻ có nói được thì đó chỉ là những âm thanh vô nghĩa, không đúng với ngữ cảnh và độ hiểu ngôn ngữ sẽ không đạt.Khi trẻ đã hiểu, đã được dạy các “Kỹ năng của tiền lời nói” thì trẻ có thể nói đúng theo ngữ cảnh, hiểu được ngôn ngữ và phát ra âm đúng.

Chính vì vậy các “Kỹ năng của tiền lời nói” rất quan trọng.

 

Một vài tiêu chí “Kỹ năng của tiền lời nói”:

 

-          Giao tiếp mắt.

-          Chú ý liên kết.

-          Sử dụng ngón trỏ.

-          Kiểm soát hơi thở.

-          Bắt chước.

-          Sự luân phiên.

-          Vui chơi – tương tác – tạo cảm xúc – xúc giác.

 

Một số bài tập, trò chơi áp dụng các “Kỹ năng của tiền lời nói”.

 

I. Giao tiếp bằng mắt:

            1. Đáp lại  khi gọi tên: ngồi trên ghế ngang với bé, gọi tên bé => đưa đồ chơi ngang tầm mắt mình, gọi tên bé=> bé nhìn vào mắt mình mới cho bé đồ chơi. Làm nhiều lần với nhiều đồ chơi khác nhau.

            2. Trong 5 giây, nhắc lại bước 1 nhưng kéo dài thời gian trong 5 giây rồi mới đưa đồ chơi cho bé.

            3. Vỗ mũi bé rồi vỗ mũi mình => để bé nhìn minh, tư tương tự vỗ miệng, vỗ trán.

            4. Khi bé có sự giao tiếp từ 1=>5 giây, hãy gợi ý cho bé bằng lời “nhìn”.

            5. Chơi trò chơi mặt hề trong gương-> bé có thể thiết lập tiếp xúc mặt với bạn trong gương.

II. Bài tập - Chú ý liên kết mắt:           

1.       Chỉ vào đồ chơi mà bé thích và nói “nhìn” có thể quay đầu bé về phía đồ chơi cho bé nhìn-> cho bé chơi đồ chơi-> làm nhiều lần cho bé nhìn xuống đồ chơi.

2.       Cầm 1 đồ chơi và nói “nhìn”-> bé phải nhìn bạn rồi nhìn đồ chơi. Yêu cầu bé nhìn mình rồi nhìn xuống đồ chơi.

3.       Thổi bong bóng xà bông rồi nói “nhìn” để bé nhìn theo bong bóng. Thổi bong bóng nửa khi bé nhìn mình, lặp lại từ “nhìn” và chỉ.

4.       Thổi bong bóng và thả bong bóng bay, nói bé “nhìn” cho bé nhìn theo bóng bay.

5.       Khi một người nào đó bước và phòng, chỉ và nói bé “nhìn”.

III. Sử dụng ngón tay trỏ:

1. Trò chơi chi chi chành chành.

2. Trò chơi ấn phím đàn.

3. Dùng ngón tay trỏ chỉ  vào các hình ảnh con vật, đồ dùng, sơ đồ cơ thể…

-> đồng thời cung cấp từ cho trẻ.

=> Dấu hiệu để trẻ nói được là sử dụng ngón tay trỏ, tuy trẻ chưa nói được nhưng đã có biểu hiện hiểu ngôn ngữ không lời.

VD: Hỏi ba đâu?

Trẻ : (không nói) nhưng chỉ vào ba -> trẻ đã hiểu được ba và thể hiện được ngôn ngữ không lời là hành vi chỉ ngón tay trỏ => thì giai đoạn để trẻ phát ra được âm “ba” là rất gần.

Tương tự cho tất cả các danh từ đồ vật quen thuộc trong nhà.

IV. Kiểm soát hơn thở:

1.       Thổi bong bóng bằng nước xà phòng.

2.       Thổi bông gòn bay.

3.       Thổi con hạc giấy treo lơ lửng.

4.       Thổi con tàu bằng giấy trên nước.

5.       Thổi còi, kèn…

V. Bắt chước:

1.       Bắt chước các khuôn mặt và âm thanh: làm những mặt vui vẻ trước gương và phát ra những âm vui nhộn: Aaaa, Uuuu, Maaama, Baaaa.

2.       Tiếng kêu của các con vật: mèo: meomeo, gà gáy ooo, bò kêu: um bò,  gà con  chíp chíp=> nếu bé có phát ra tiếng nào dù không đúng nhưng ta cũng phải bắt chước bé làm theo=> tạo sự bắt chước và hợp tác

3.       Bắt chước tác động với đồ vật: để 3 vật: 2 xe lửa, 2 ca nhựa, 2 cây lược=> nên để bé làm trước rồi mình bắc chước bé làm.

4.       Bắt chước động tác với đồ vật có ý thức phân biệt.

Cái muỗng bỏ vào cái chén . Bút màu bỏ vào hộp

5.       Bắt chước các động tác bằng bàn tay: vỗ tay, vỗ đầu, vỗ tay lên bàn.

VI. Sự luân phiên:

1. Thay đồ chơi khác nhau: đưa 1 đồ chơi, để cho bé chơi trong chốc lát. Sau đó hãy tỏ ý muốn đưa cho bé đồ chơi kia. Đưa đồ chơi cho bé khi bé trả lại đồ chơi ban đầu=> giú bé học cách đưa và nhận.

            2. Banh và túi cát: ngồi đối diện với bé và ném banh, túi cát=> trẻ ném lại.

            3.Những chiếc xe lửa:luôn phiên lăn xe lửa về phía người đói diện.

4. Dùng xe hơi và cầu trượt nói để gợi ý cho bé “sẵn sàn, chuẩn bị, chạy”-> và nói: tới phiên con, tới phiên cô.

5. Chơi đồ chơi khối xây dựng-> nhớ nói tới phiên con, tới phiên mẹ…

->xây cao rồi cho bé làm sụp đổ.

            6. Nhặt sỏi bỏ vào chai nước-> nhớ nói tới phiên con, tới phiên mẹ…

            7. Chơi luân phiên xếp chồng- xếp nối tiếp, trên những khối gỗ.

VII. Vui chơi- Tương tác- Tạo cảm xúc, xúc giác

Dành thời gian chơi cùng bé, chơi những trò chơi tương tác tiếp xúc với da , cảm giác xúc giác, giao tiếp mắt, cường độ lời nói trong từng trò chơi. Những yều tố này sẽ góp phần làm cho trẻ chú ý và là cầu nối cho sự tương tác giữa bé và gia đình.

Vd: Trò chơi ú à, kéo cưa lừa sẻ, tung hứng, các trò chơi vận động, các trò chơi thư giản …..

 

Với phụ huynh có con chậm nói phụ huynh không nên quá lo lắng vì việc kiểm tra xem bé đã có được những kỷ năng của tiền lời nói có thể thực hiện tại nhà , bạn có thể dễ dàng tập tại nhà nếu phát hiện bé còn thiếu những kỹ năng trên và Tại Khoa Tâm Lý Bệnh viện Nhi đồng 2, chúng tôi sẵn sàng chia sẻ- hỗ trợ nếu bạn gạp khó khăn trong việc can thiệp trẻ chậm nói .

                                                                       

 

 

 

Đăng bởi: GV Đỗ Hà Cát Uyên-Khoa Tâm lý

[Trở về]

Các tin khác