Bấm vào hình để xem kích thước thật

Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi, giúp trẻ giảm bớt đàm nhớt trong họng .

Ngày đăng:  06/09/2010

 
Lượt xem: 42853

Câu hỏi:

Thưa bác sĩ,

Cách đây 2 tuần tôi đã đưa con đến bệnh viện nhi đồng 2 khám và bác sĩ đã chẩn đoán bé bị viêm họng và cho kháng sinh Cemax 50mg uống 7 ngày, sau khi uống thuốc cháu bú tốt hơn nhưng sau 1 tuần cháu lại có biểu hiện hắt xì, nghẹt mũi, khan tiếng, miệng đóng trắng, ho, đêm nghe bé thở như ngáy...Tôi xin hỏi bs liệu có phải cháu bị tái lại, bé còn nhỏ quá (mới hơn 2 tháng tuổi) nhưng đã phải uống kháng sinh 2 đợt mặc dù tôi chăm con rất kỹ lưỡng, xin hỏi có phương pháp chữa trị nào mà không cần phải dùng thuốc? liệu con tôi nhỏ vậy có thể uống Tần dày lá chưng đường phèn không? chăm sóc như thế nào để bé không bị tái đi tái lại nhiều lần vì tôi có tham khảo bệnh viêm hô hấp trên nếu chăm sóc tốt thì không cần dùng thuốc, hàng ngày tôi nhỏ nước muối sinh lý cho cháu khoảng 5 lần và có vỗ lưng? Nhà tôi ở xa thành phố quá, lần trước đi xa bé có vẻ rất mệt mỏi nên lần này tôi không tiện mang con đến khám nữa. lần bệnh tđàu tiên tôi có mang con đến bác sĩ nhi khoa tại phương nhưng điều trị dai dẳng hậu quả là con tôi suốt một tháng biếng bú, không lên cân. Rất mong được bác sĩ hồi âm, xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn,

Chúng tôi nghe chị kể về bé con của chị, chúng tôi rất hiểu nỗi lo lắng của bà mẹ có con nhỏ. Chị lại rất chịu đọc sách, chịu khó tìm hiểu về cách nuôi chăm sóc con. Chị đã làm đúng và làm rất tốt việc hàng ngày nhỏ nước muối sinh lý vào mũi cho cháu khoảng 5 lần. Động tác ấy đã giúp trẻ thông thoáng mũi, giảm bớt đàm nhớt trong họng và như vậy trẻ sẽ giảm  ho, giảm nghẹt mũi, và thở như ngáy sẽ không còn nữa. Chúng tôi rất hoan nghênh ý tưởng của chị về chữa trị viêm hô hấp trên mà không cần dùng thuốc , vì đây là bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ, thường do nhiễm siêu vi, nên việc sử dụng kháng sinh thường không cần thiết, trừ trường hợp bị bội nhiễm thêm vi trùng. Trẻ nhỏ sơ sinh thì không được phép uống bất kỳ các loại như  nước đường, nước trái cây… ngoại trừ sữa mẹ, hoặc sữa bột nếu mẹ không có sữa, vì các bộ phận dạ dày, ruột của trẻ còn non yếu.

Nhà chị ở rất xa thành phố, chị có con nhỏ thì việc đi lại quả là khó khăn nhưng đối với bé nhỏ sơ sinh, 2- 3 tháng tuổi khi có những biểu hiện bất thường như bỏ bú, không lên cân.. . . thì chị phải đưa bé đến thầy thuốc gần nhất để thăm khám. Có những triệu chứng chị nghĩ rằng nhẹ nhưng đó có thể là biểu hiện của những bệnh lý rất nặng nề mà các thầy thuốc phải khám toàn diện và thậm chí khi cần phải làm thêm xét nghiệm mới có thể tìm ra được bệnh nguyên. Hy vọng chị sẽ được tư vấn và hướng dẫn cách chăm sóc trẻ đầy đủ tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 của chúng tôi.

Chào thân ái

Trả lời bởi: BS.CK2. Đặng Thị Kim Huyên - Phó Khoa Hô Hấp

[Trở về]

Các tin khác