Bấm vào hình để xem kích thước thật

Đặc điểm sốt xuất huyết Dengue ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Nhi Đồng 2

Ngày đăng:  03/12/2010

 
Lượt xem: 17884

 

Nguyễn Thị Kim Anh*, Trần Thị Hoa Phượng*

 

TÓM TẮT

 

Nhiễm Dengue là bệnh truyền nhiễm qua muỗi, lưu hành ở các nước nhiệt đới và có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nhiễm Dengue do lây truyền dọc từ mẹ sang con hiếm gặp và đến nay trong y văn chỉ có vài báo cáo về nhiễm Dengue ở trẻ sơ sinh có mẹ bị sốt Dengue hay sốt xuất huyết (SXH) Dengue gần ngày sanh hay lúc sanh.

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị SXH Dengue ở trẻ sơ sinh nhập bệnh viện Nhi Đồng 2.

Phương pháp: Hồi cứu và tiền cứu, mô tả hàng loạt ca.

Kết quả: Lô nghiên cứu có 17 ca gồm 13 ca (76,5%) khởi bệnh ≤ 7 ngày tuổi; 4 ca (23,5%) khởi bệnh > 7 ngày tuổi. Có 70,6% bà mẹ có sốt và 47,1% bà mẹ được chẩn đoán SXH Dengue lúc sanh. Về triệu chứng lâm sàng: 94,1% trẻ sốt với thời gian sốt kéo dài trung bình 3,4 ngày; 76,5% có chấm xuất huyết; 5,9% có mảng xuất huyết; 5,9% có xuất huyết não; 100% có gan to và không có ca nào vào sốc. Về cận lâm sàng: 17,6% có bạch cầu máu < 5000/mm3; 100% tiểu cầu < 100.000/mm3; 70,6% Hct tăng ≥ 20%; 33,3% có rối loạn đông máu; 91,7% có tăng men gan AST. Huyết thanh chẩn đoán: 14 ca (82,4%) có IgM(+) IgG(-) và 3 ca (17,6%) có IgM(+) IgG(+). Huyết thanh chẩn đoán của mẹ có 76,9% (10/13) IgM(+) gồm 6 ca IgM(+) IgG(+) và 4 ca IgM(+) IgG(-). Về điều trị có 11,8% truyền dịch; 52,9% truyền tiểu cầu; 17,6% truyền huyết tương và 5,9% truyền hồng cầu lắng. Không có ca tử vong.

Kết luận: Chẩn đoán sớm SXH Dengue ở sơ sinh vẫn còn là vấn đề khó, dễ nhầm lẫn với nhiễm trùng huyết sơ sinh. Nên nghi ngờ SXH Dengue nếu trẻ sốt kéo dài 3-4 ngày, tổng trạng tốt, có giảm tiểu cầu, xét nghiệm tầm soát nhiễm trùng bình thường và có mẹ được chẩn đoán sốt Dengue hay SXH Dengue lúc sanh.

 

ABTRACTS

 

CHARACTERISTICS OF NEONATAL DENGUE HEMORRHAGIC FEVER AT CHILDREN’S HOSPITAL 2

 

Backgrounds: Dengue infection is spread through the bite of the Aedes mosquito, hyperendemic in tropical countries and can occur during life. Vertical transmission of dengue infection is rare and there are only a few reports of vertical dengue transmission occurring at or near time of delivery.

Objective: To describe characteristics of the epidermiology, clinical, paraclinical and treatment of neonatal dengue hemorrhagic fever at Children’s Hospital 2.

Methods: Case series

Results: Seventeen patients were studied in which there were 13 cases (76.5%) onset ≤ 7 days of life; 4 cases (23.5%) onset > 7 days of life. Mothers have fever in 70.6% and 47.1% cases were diagnosed dengue hemorrhagic fever at or near time of delivery. The clinical symptoms: 94.1% fever and the mean time of fever lasted 3.4 days; petechie in 76.5%; ecchymose in 5.9%; intracranial hemorrhage in 5.9%; enlarged liver were found in 100% and no case was in shock. The blood tests: white blood cell < 5000/mm3 in 17.6%; platelet count < 100.000/mm3 in 100%; 70.6% cases rise in the Hct ≥ 20%; dyscoagulation in 33.3%; 91.7% increases AST. Serology for Dengue: 14 cases (82.4%) IgM(+) IgG(-) and 3 cases (17.6%) IgM(+) IgG(+). Serology for Dengue of mothers: IgM were positive in 76.9% (10/13) consist of 6 cases with IgM(+) IgG(+) and 4 cases with IgM(+) IgG(-). The treatment: fluid transfusion in 11.8%; platelet transfusion in 52.9%; frozen fresh plasma transfusion in 17.6% and blood transfusion in 5.9%. No death.

Conclusions: It is difficult to diagnose neonatal dengue hemorrhagic fever early and distinguish with neonatal sepsis. We should suspect of neonatal dengue hemorrhagic fever if the neonate have fever lasting for 3-4 days, thrombocytopenia but good general condition, other tests for bacterial infection were normal and maternal history with dengue fever or dengue hemorrhagic fever were diagnosed at or near time of delivery.

 

(*) Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Nhi Đồng 2

Đăng bởi: BS Nguyễn Thị Kim Anh

[Trở về]

Các tin khác