Bấm vào hình để xem kích thước thật

Dung dịch muối đường - Thuốc quan trọng của mọi loại tiêu chảy

Ngày đăng:  10/12/2007

 
Lượt xem: 26684

Cô tôi kể chuyện ngày xưa, trong thời Pháp thuộc… Ở một vùng quê nghèo của tỉnh Long An có dịch bệnh “thổ tả”, ngày nay gọi là dịch tả (Thổ: ói, ...

 

Cô tôi kể chuyện ngày xưa, trong thời Pháp thuộc… Ở một vùng quê nghèo của tỉnh Long An có dịch bệnh “thổ tả”, ngày nay gọi là dịch tả (Thổ: ói, tả: ĩa).Những người dân bị bệnh có tiền đi xin thuốc “thầy”, không bớt bệnh và đều không qua.”Thầy” cho thuốc cầm ĩa, và bắt không được uống nước, kiêng ăn đủ thứ. Còn người quá nghèo không được chữa chạy gì, vì khát nên uống nước thật nhiều…thì lại sống sót nhiều hơn.
Ngày nay, nhiều người chúng ta  hiểu rằng hễ ói, ĩa nhiều thì cơ thể sẽ mất nhiều nước.Do đó, uống nước, ăn “mặn”, thì ắt sẽ giúp cơ thể tránh suy kiệt, cầm cự với bệnh.
Tuy nước và muối là thành phần chính của dung dịch điều trị tiêu chảy mà người ta biết từ lâu, nhưng phải đợi đến khi gói Oresol ra đời, bệnh tiêu chảy nước mới có vũ khí “nặng ký” để trị.
Tuy gọi là “thuốc” nhưng thành phần của nó chỉ gồm những chất có trong thức ăn và cơ thể. Công thức cơ bản của Oresol hay còn gọi dung dịch ORS (do Tổ Chức Y Tế Thế Giới khuyến cáo) để pha 1 lit nước như sau:
Glucose: 20g
(Đường glucose có trong ORS không nhằm cung cấp năng lượng, mà để giúp hấp thu tối đa các muối)
3,5 g muối Clorua Natri (muối ăn) tương đương 90 mEq/lit
2,5 g muối Bicarbonat Natri hoặc 2,9 g trisodium Citrate
1,5 g muối Kali Natri
Hiện nay, công thức này có biến đổi chút ít qua việc giảm lượng muối Clorua Natri từ 90 mEq/l xuống 50-60 mEq/lit.Nhưng đối với tiêu chảy do phẩy khuẩn tả, hàm lượng muối cao ở mức 90 mEq/l vẫn là thích hợp nhất.
Đa số các chứng tiêu chảy nước do siêu vi trùng, và bệnh thường tự khỏi dần sau 3-5 ngày nên kháng sinh thường không cần thiết.Do đó có thể nói, dung dịch muối đường Oresol là thứ thuốc cần thiết nhất để điều trị tiêu chảy.Nó còn được gọi là “nước biển khô” vì thay thế được truyền dịch trong đa số các trường hợp.
Cần lưu ý: có 2 lọai tiêu chảy gây mất nước rất trầm trọng, nhanh chóng dẫn đến tiểu ít hoặc vô niệu, tụt huyết áp, trụy mạch là tiêu chảy do Rotavirus  do thể V. cholerae cổ điển của phẩy khuẩn tả.Những trường hợp này cần nhập viện truyền dịch ngay trong giai đọan sớm của bệnh. Thể tả Eltor thường gặp hơn, nhưng triệu chứng nhẹ hơn.
Tuy nhiên vài lọai tiêu chảy nước cũng cần đến kháng sinh. Ví dụ trong trường hợp tiêu chảy do vi trùng Campilobacter thì nên dùng kháng sinh nhóm Macrolid như erythromycine hoặc azithromycine sớm. Tiêu chảy do phẩy khuẩn Tả (Vibrio Cholerae) thì phải dùng tetracycline (50mg/kg/ngày chia làm 4 lần, trẻ dưới 8 tuổi có thể làm vàng răng) hoặc doxyxycline (người lớn 300 mg/lần duy nhất), erythromycine (50 mg/kg/ngày chia 4 lần mỗi ngày trong 72 giờ đầu), TMP-SMX (tức Bactrim) với 5 mgTMP/kg mỗi 12 giờ và 25 mg SMX/kg/ mỗi 12 giờ.
Dự phòng: Từ lâu đã có thuốc chủng ngừa bệnh Tả, lọai vacxin “chết” và lọai “sống”-chủng ngừa bằng đường uống.Tuy nhiên tác dụng bảo vệ các loại này không kéo dài, mặc khác chỉ phòng được một typ huyết thanh (Đối với bệnh Tả cổ điển có 2 typ chính là typ 01 và typ 0139) nên không được sử dụng thường qui trong chương trình Tiêm chủng mở rộng, mà chỉ dùng khi có dịch lớn. Đối với tiêu chảy do Rotavirus, hiện có thuốc chủng ngừa bằng đường úông sử dụng cho trẻ từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi, uống làm 2 liều cách nhau 1 tháng.Vacxin ngừa tiêu chảy có thể giúp giảm đi quá nửa các trường hợp nhập viện do tiêu chảy nặng.
Biện pháp đơn giản để tránh lây lan các bệnh đường tiêu hóa nói chung là ăn thức ăn nấu chín, uống nước đã nấu sôi, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh với xà phòng sát khuẩn.Ở nơi có dịch, cần tẩy uế môi trường với dung dịch Choramine B, giám sát, tiêu hủy các nguồn thực phẩm bị ô nhiễm.Cụ thể, đối với dịch bệnh tại các tỉnh phía Bắc hiện nay, mắm, đặc biệt, mắm tôm được xác định là nguồn thực phẩm ô nhiễm nhiều nhất.Các vi sinh vật gây bệnh tiêu chảy, nhất là phẩy khuẩn tả có “sức sống” lớn trong các nguồn nước, thậm chí nước mặn như nước biển và trong cơ thể các lọai hải sản.Do đó, khả năng xuất hiện dịch bệnh trở lại cũng như lan tràn dịch bệnh đến các địa phương khác nhau rất cao.
Dù là nguyên nhân gì, phòng ngừa bằng thói quen vệ sinh cơ bản như rửa tay, ăn chín uống sôi vẫn quan trọng nhất.Ngòai ra, khi xuất hiện triệu chứng nôn ói, tiêu chảy, đừng quên sử dụng ngay các gói “nước biển khô”(nên có sẵn tại nhà) là động tác điều trị tuy đơn giản nhưng cực kỳ quan trọng.
 

Đăng bởi: BSCK2.NGUYỄN CÔNG VIÊN (Trưởng khoa Khám Trẻ em Lành mạnh)

[Trở về]

Các tin khác